Chi nhánh Công ty Cổ Phần Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn – Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Địa chỉ: 4A Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.

ĐT: (028) 3811 9783 - E: contactus.tanbinh@hoanmy.com

Bệnh "Đái tháo đường" - Định nghĩa, Biến chứng và Cách phòng ngừa | Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh "Đái tháo đường" - Định nghĩa, Biến chứng và Cách phòng ngừa

05-12-2020

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 190 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số này đang tiếp tục tăng lên. Ước tính  năm 2025 lên đến 330 triệu (gần 6% dân số toàn cầu).

Dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ CKI. Lê Tuyết Trân - Chuyên khoa Nội tiết tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn, để quý vị hiểu rõ hơn về bệnh lý này !

Chia sẽ hữu ích của Bác sĩ CKI. Lê Tuyết Trân - Chuyên khoa Nội tiết tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

 

1. Định nghĩa:

     Bệnh "Đái tháo đường" là do tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết, cùng với rối loạn chuyển hóa quan trọng của các chất đường, đạm, mỡ, chất khoáng..

 

     (*)Vì sao bệnh đái tháo đường bị xem là “ kẻ giết người thầm lặng”!

     Bệnh tiến triển âm thầm do phát hiện trễ, dinh dưỡng không hợp lý, béo phì, lối sống thụ động, ít hoạt động thể lực và stress, có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 6 người bệnh tử vong/phút trên toàn cầu), "Đái tháo đường" vẫn được xem như hiểm họa của nhân loại thời hiện đại.

     (*)Dấu hiệu nhận biết bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường:

  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Khát nước nhiều
  • Tiểu nhiều
  • Ăn nhiều
  • Chậm lành vết thương
  • Nhiễm trùng
  • Tê bì, cảm giác kiến bò ở tay chân
  • Nhìn mờ...

2. Biến chứng:

     Bệnh "Đái tháo đường" có thể gây biến chứng cấp tính, tình trạng cơ thể dễ bị nhiễm trùng, về lâu dài gây biến chứng mạn tính, ảnh hưởng lên các cơ quan trong cơ thể.

a. Biến chứng cấp tính:

  • Hôn mê nhiễm ceton acid.
  • Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu.
  • Hôn mê hạ đường huyết.
  • Nếu không điều trị kịp thời → TỬ VONG.

b. Biến chứng mạn tính:

  • Trên mắt: Bệnh võng mạc do "Đái tháo đường" → MÙ LÒA.
  • Trên thận: suy thận giai đoạn cuối → CHẠY THẬN NHÂN TẠO.
  • Trên tim mạch: nguy cơ cao bị Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim → TỬ VONG, TÀN PHẾ.
  • Trên thần kinh ngoại biên: loét chân → CẮT CỤT CHI.

 

3. Cách phòng ngừa biến chứng:

     Để phòng ngừa biến chứng do bệnh "Đái tháo đường", người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và các rối loạn khác kèm theo. Ba vấn đề người bệnh phải tuân thủ: dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc đúng chỉ định.

a. Dinh dưỡng

  • Tránh những thức ăn có đường, có cồn.
  • Hạn chế glucid. Thức ăn có chứa nhiều glucid: gạo, tinh bột, ngũ cốc, trái cây ngọt…Nên chọn thức ăn có chỉ số tải đường huyết thấp.
  • Hạn chế acid béo bão hòa, chuyển sang acid béo không bão hòa như dầu cá, dầu Olive.
  • Hạn chế muối trong khẩu phần ăn, nhất là bệnh nhân đái tháo đường kèm tăng huyết áp.
  • Bổ sung chất xơ, vitamin và các yếu tố vi lượng.

b. Vận động

     Nên bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp...

  • Trẻ em : 60 phút/ngày.
  • Người trưởng thành: 150 phút/tuần, tối thiểu 3 ngày/tuần.

c. Thuốc

     Dùng thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Bác sĩ CKI. Lê Tuyết Trân - Khoa Nội tiết tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

-----------------------------------------------------------

▶ Đặt lịch khám với Bs. Tuyết Trân tại: TẠI ĐÂY

▶ Thông tin của Bs. Tuyết Trân: XEM TẠI ĐÂY

-----------------------------------------------------------

*Có thể bạn quan tâm:

▶ Dấu hiệu nhận biết - Điều trị Bướu giáp Bình giáp và Bướu giáp nhân

▶ Phẫu thuật "U phần mềm dưới 5cm" - CẦN LƯU Ý !!!

▶ Nội soi can thiệp - Cắt "POLYP" ống tiêu hóa dưới 1cm