Thời gian làm việc
Thứ Hai - Thứ Bảy / Monday - Saturday :
- Sáng / Morning : 7h00 - 11h30
- Chiều / Afternoon : 12h30 - 16h
Chủ Nhật / Sunday:
- Sáng / Morning : 7h00 - 12h00
Ngoài giờ :
- Cấp Cứu 24/24
Ngày lễ / Holiday: Nghỉ / Day off
Một giấc ngủ ngon đã là khó với nhiều người, thế nên với những người đang trong giai đoạn hậu Covid-19 thì hầu như là bất khả thi. Việc khó ngủ, mất ngủ có thể là do sự lo âu về Covid-19, cũng có thể là do một số triệu chứng khác của hậu Covid-19 gây ra.
Khó ngủ, mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn, trằn trọc, thường thức dậy sớm và không thể ngủ lại được.
Khó ngủ, mất ngủ là tình trạng mà hầu hết bệnh nhân sau khi khỏi Coid-19 gặp phải. Có khoảng 40% bệnh nhân mất ngủ khi mắc Covid-19 lẫn hậu Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Mất ngủ ban đêm gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và luôn làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ giữa ban ngày, đồng thời rất khó tập trung. Từ đó dẫn đến nguy cơ té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu quả trong công việc...
Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân như bị rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm.
Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của cơ thể có thể bị ảnh hưởng xấu, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời hệ chuyển hóa cũng bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, thậm chí bị đái tháo đường.
Đối với phụ nữ đang mang bầu nếu mắc Covid-19, tiếp đến lại vướng vào hội chứng hậu Covid-19 có thể có nguy cơ sinh con thiếu tháng, nhẹ cân.
Khi chứng mất ngủ kéo dài thì bạn không nên xem thường, cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Tăng cường sức khỏe, phục hồi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chống lại tình trạng mất ngủ hậu Covid-19
Mặc dù cập nhật tin tức hằng ngày là điều tốt, thế nhưng việc liên tục cập nhật các tin tức vào buổi tối lại gây ra sự phản tác dụng. Các tin tiêu cực khiến người đọc càng thêm lo lắng, làm tệ thêm tình trạng mất ngủ.
Mọi người thường đi ngủ sớm vào các ngày trong tuần nhưng lại thức rất khuya vào những ngày cuối tuần.Điều này sẽ khiến cơ lịch sinh học lệch đi, làm tình trạng mất ngủ, khó ngủ thêm tiến triển. Việc tạo ra một thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày sẽ vô cùng hiệu quả để chữa chứng mất ngủ, khó ngủ. Thời gian đi ngủ hằng ngày nên là trước 23h.
Ngoài ra nên có gắn ngủ trưa trước 3h chiều và thời lượng nên dưới 30 phút.
Tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng là việc vô cùng tốt cho nhịp sinh học, thế nhưng nhiều người hạn chế đến mức tối đa việc tiếp xúc ánh sáng. Bạn nên tận hưởng một chút ánh sáng mặt trời để cải thiện tình trạng giấc ngủ.
Việc khó ngủ, mất ngủ luôn làm bạn căng thẳng, liên tục xem thời gian khi không ngủ được chỉ làm cho bạn thêm lo âu. Hãy thử các kỹ thuật thư giãn như thiền, thư giãn cơ sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Nếu tình trạng khó ngủ, mất ngủ liên tục kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc cũng như sức khỏe thì bạn nên đến gặp Bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Theo Bác sĩ CKI. Nghiêm Bảo Thị Hạnh Linh - Chuyên khoa Nội Thần Kinh tại Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn
Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.
Tổng đài tư vấn & đặt lịch: 028 3811 9783
*** Có thể bạn quan tâm :
▶ Hướng dẫn Khám sức khỏe hậu Covid-19
▶ Tình trạng nổi mày đay hậu Covid-19
Fanpage: Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn