Thời gian làm việc
Thứ Hai - Thứ Bảy / Monday - Saturday :
- Sáng / Morning : 7h00 - 11h30
- Chiều / Afternoon : 12h30 - 16h
Chủ Nhật / Sunday:
- Sáng / Morning : 7h00 - 12h00
Ngoài giờ :
- Cấp Cứu 24/24
Ngày lễ / Holiday: Nghỉ / Day off
Thứ Hai - Thứ Bảy / Monday - Saturday :
Chủ Nhật / Sunday:
Ngày lễ / Holiday: Nghỉ / Day off
Bệnh ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, gây tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng, nhất là tầm soát ung thư dạ dày để có thể phát hiện kịp thời và phòng bệnh tốt nhất.
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng bởi lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học. Bệnh dễ di căn và gây tử vong cao vì triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất mơ hồ khó nhận biết. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày là cơ sở cho việc điều trị bệnh hiệu quả, tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Quá trình này có thể ít nhất là vài tháng hoặc vài năm. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu hình thành khối u, nếu không tầm soát sớm thì sẽ không thể phát hiện ra bệnh. Bệnh gây tỷ lệ tử vong cao nhưng rất khó chẩn đoán vì thường không biểu hiện các triệu chứng ở giai đoạn sớm.
Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô, tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, chưa lây qua các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
Giai đoạn 4: Ung thư di căn khắp cơ thể, cơ hội sống thấp.
Theo các chuyên gia việc mắc bệnh ung thư dạ dày có mối liên hệ với việc hút thuốc và chế độ dinh dưỡng nhiều muối. Họ nhận thấy chất nitrat có trong các thành phần nói trên có thể được vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa thành nitrit, đây là chất gây ung thư dạ dày. Ngoài ra,
Các tổn thương tiền ung thư: Teo niêm mạc dạ dày; tế bào ở niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gây viêm loét dạ dày, phá hủy niêm mạc dạ dày, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Béo phì: Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường, nhất là ung thư phần tâm vị.
Di truyền: Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%. Ngoài ra, sự đột biến di truyền của E - cadherin gen (CDH1) hay mắc phải các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp cũng liên quan đến ung thư dạ dày.
Phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, nhất là khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật.
Tuổi tác: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày càng cao, nhất là sau tuổi 50.
Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới.
Giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày có thể không xuất hiện nhiều triệu chứng và biểu hiện. Nhưng khi có tổn thương ác tính hình thành ở dạ dày, thì vào từng giai đoạn của bệnh và vị trí của tổn thương, người bệnh có thể có các dấu hiệu khác nhau. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần lưu ý gồm:
Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
Nếu bản thân xuất hiện một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để chẩn đoán bệnh kịp thời để có thể điều trị hiệu quả hơn. Tránh trường hợp chủ quan bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng và chữa trị khó khăn.
Ung thư dạ dày ngày càng phổ biến và trẻ hóa, việc điều trị lại tốn kém và khó khăn. Đặc biệt, nếu phát hiện muộn khi các tế bào ung thư đã di căn thì vô phương cứu chữa. Vì vậy, người dân nên nâng cao việc phòng chống bệnh ung thư dạ dày ngay từ sớm bằng cách.
Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì.
Tập luyện thể thao thường xuyên.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và không sử dụng các chất kích thích.
Nếu mắc phải các bệnh về dạ dày, cần thăm khám sớm và điều trị triệt để.
Khám và chữa trị tốt các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày.
Hy vọng với những kiến thức trên sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh ung thư dạ dày để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất. Mọi người có thể đăng ký gói tầm soát ung thư dạ dày tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn để chủ động hơn trong việc an toàn sức khỏe của bản thân.
Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.
**Có thể bạn quan tâm:
▶5 lợi ích của kiểm tra sức khỏe định kỳ
▶ 12 DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ KHÔNG NÊN BỎ QUA
Fanpage: Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn
Thời gian làm việc
Thứ Hai - Thứ Bảy / Monday - Saturday :
Chủ Nhật / Sunday:
Ngoài giờ :
Ngày lễ / Holiday: Nghỉ / Day off