Thời gian làm việc
Thứ Hai - Thứ Bảy / Monday - Saturday :
- Sáng / Morning : 7h00 - 11h30
- Chiều / Afternoon : 12h30 - 16h
Chủ Nhật / Sunday:
- Sáng / Morning : 7h00 - 12h00
Ngoài giờ :
- Cấp Cứu 24/24
Ngày lễ / Holiday: Nghỉ / Day off
Thứ Hai - Thứ Bảy / Monday - Saturday :
Chủ Nhật / Sunday:
Ngày lễ / Holiday: Nghỉ / Day off
1. Phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP: Platelet Rich Plasma)
-Liệu pháp PRP được thực hiện bằng cách lấy khoảng 30ml máu từ bệnh nhân , sau đó tiến hành ly tâm máu 2 lần trong 8 phút để loại bỏ hồng cầu, bạch cầu, thu về lượng huyết tương có nồng độ tiểu cầu gấp 4-8 lần so với huyết tương bình thường
-Thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.
Trường hợp đang dùng thuốc chống viêm không steroid thì phải ngừng trong vòng 1 tuần để điều trị tiêm PRP
2. Trước khi tiêm PRP
Trước khi lấy máu, người bệnh không cần phải nhịn đói, đồng thời không cần kiêng cữ gì sau khi được tiêm PRP. Đặc biệt, người bệnh không cần lưu lại bệnh viện. Mỗi bệnh nhân sẽ có một bộ kít để ly tâm máu riêng biệt, đảm bảo tính an toàn, không có sự lây nhiễm.,
Liệu trình điều trị thoái hóa khớp gối bằng liệu pháp PRP gồm 2-3 lần tiêm. Mỗi lần tiêm cách nhau 3-4 tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian phục hồi có thể là hai tuần hoặc kéo dài đến vài tháng sau một liệu trình điều trị, tuỳ mức độ tổn thương và tuỳ từng trường hợp cụ thể.
3. Sau khi tiêm PRP
Bệnh nhân về nhà nghỉ ngơi 2-3 ngày , giới hạn vận động gối , chỉ co duỗi gối nhẹ nhàng ,nếu đau chổ chích uống thêm paracetamol hoặc chườm mát quanh chổ chích , không thoa bóp dầu rượu ,,
Dù điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào cần bện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Duy trì cân nặng hợp lý (BMI < 23): Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối, góp phần làm mòn sụn.
Kiểm soát lượng đường trong máu: Lượng glucose cao có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn, tăng nguy cơ viêm và mất sụn.
Tập thể dục thường xuyên: Vận động với cường độ vừa phải (30 phút/ngày, 5 ngày/tuần) sẽ giúp các khớp dẻo dai, tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mạn tính.
Giảm nguy cơ chấn thương: bằng cách không mang vác vật nặng, chơi thể thao đúng kỹ thuật, mang giày vừa vặn và sử dụng đồ bảo hộ trong lúc tập luyện.
Tránh hoạt động quá sức: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Cố gắng làm việc hoặc vận động quá sức xương khớp thêm áp lực và dễ bị thương tổn.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả viêm khớp
Theo Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Đặng Thị Bé Thu - Chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.
Tổng đài tư vấn & đặt lịch: 028 3811 9783
**Có thể bạn quan tâm:
▶ Đau xương khớp - Phòng bệnh mỗi ngày
Thời gian làm việc
Thứ Hai - Thứ Bảy / Monday - Saturday :
Chủ Nhật / Sunday:
Ngoài giờ :
Ngày lễ / Holiday: Nghỉ / Day off