Chi nhánh Công ty Cổ Phần Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn – Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Địa chỉ: 4A Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.

ĐT: (028) 3811 9783 - E: contactus.tanbinh@hoanmy.com

Những điều cần biết về hội chứng Ống cổ tay và biện pháp phòng ngừa | Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Những điều cần biết về hội chứng Ống cổ tay và biện pháp phòng ngừa

05-08-2022

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý phổ biến ở bàn tay là kết quả thần kinh giữa ở ống cổ tay bị chèn ép . Lúc này, các chức năng của dây thần kinh giữa bị hạn chế, biểu hiện ra các triệu chứng của bệnh : tê , đau cổ tay dai dẳng  Nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài và không được can thiệp đúng cách, chính các triệu chứng này sẽ bộc lộ nặng nề hơn, gây ra biến chứng và để lại di chứng về sau.

Hiện nay, số người mắc hội chứng này đang tăng lên do nhu cầu công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay ngày càng nhiều Do vậy người bệnh khi mắc hội chứng ống cổ tay cần được điều trị đúng cách và tích cực phòng ngừa.

Hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay

  • Khoảng 70% các bệnh nhân mắc bệnh không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy hội chứng ống cổ tay là hệ quả của sự kết hợp nhiều yếu tố, đặc biệt phụ nữ và người già có tỷ lệ cao mắc bệnh lý này.
  • Di truyền: Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn ở một số chủng tộc hoặc có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian, khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, do nhìn chung họ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn
  • Tính chất công việc: Phải cần sự tỉ mỉ, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài (văn phòng, lái xe, cắt tóc, thợ thủ công…) làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây áp lực lên dây thần kinh.
  • Các loại u: U tế bào khổng lồ xương và bao gân, u máu, nang hoạt dịch, u hạt tophy… gây lấn chỗ ống cổ tay và dẫn đến chèn ép thần kinh giữa.
  • Ứ dịch lúc mang thai: Trong thai kỳ, sự ứ đọng dịch làm tăng lượng dịch trong ống cổ tay, dẫn đến tăng áp lực kẽ trong ống cổ tay gây chèn ép thần kinh giữa.
  • Bệnh gút: Do sự lắng đọng tinh thể urat trong gân gấp gây phì đại gân, hoặc tình trạng viêm phì đại bao gân gấp do gút cũng gây ra chèn ép thần kinh giữa.
  • Các bệnh lý kèm theo: Béo phì; tiểu đường; viêm khớp dạng thấp (gây ra viêm bao gân/màng hoạt dịch dẫn đến phù nề và ứ dịch trong bao gân gấp); suy thận và rối loạn chức năng tuyến giáp (do sự tích tụ Myxedemateous mô trong dây chằng cổ tay ngang).
  • Sự tổn thương cổ tay: Do viêm khớp, viêm dây chằng hay các chấn thương cổ tay như trật khớp, gãy xương.

Hội chứng ống cổ tay (CTS) có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Điều trị thích hợp thường có thể phục hồi chức năng ở bàn tay và cổ tay và làm giảm các triệu chứng

Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về cách giảm các triệu chứng của dây thần kinh bị chèn ép và cách ngăn ngừa chúng trong tương lai.

Tại Hoa Kỳ, tình trạng này xảy ra ở khoảng 4 đến 10 triệu người. bị hội chứng  ống cổ tay nặng có thể phải phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị tại nhà và lối sống sau đây có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng ĐƯỜNG HẦM CỔ TAY  từ nhẹ đến trung bình

  • Tránh các chuyển động tay và cổ tay lặp đi lặp lại, nếu có thể
  • Chú ý đến bàn tay và cổ tay và ngừng các hoạt động khi cảm thấy đau, khó chịu hoặc tê
  • Nghỉ giải lao thường xuyên nếu các hoạt động liên quan đến chuyển động tay lặp đi lặp lại
  • Cố gắng giữ cổ tay ở vị trí trung tính mà không mở rộng cổ tay lên quá xa hoặc gập cổ tay xuống quá xa
  • Sử dụng các khớp lớn nhất có thể khi nâng, chẳng hạn như vai, để tránh thêm căng thẳng cho cổ tay, bàn tay và ngón tay
  • Không giữ vật  theo cùng một cách quá lâu
  • Tránh các dụng cụ điện rung động, chẳng hạn như búa khoan và máy chà nhám sàn
  • Điều chỉnh nơi làm việc để giữ vị trí cổ tay trung tính
  • Thả lỏng tay nắm hoặc mức lực trong các hoạt động liên quan đến bàn tay, chẳng hạn như viết
  • Cố gắng không ngủ trên tay hoặc với cổ tay ở tư thế cong.
  • Để bàn tay và cổ tay bị ảnh hưởng nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần
  • Đeo nẹp hoặc nẹp cổ tay để giữ dây thần kinh giữa
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn bàn tay, ngón tay và cổ tay nhẹ nhàng
  • Xoa bóp cổ tay, lòng bàn tay và mu bàn tay
  • Đeo găng tay lao động để bảo vệ bàn tay và cổ tay

Tuy nhiên hội chứng ống cổ tay  thường không tự khỏi  khi không  xử trí, và nó có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không có sự can thiệp của  y tế. Nên đi  khám bác sĩ khi bị tê dai dẳng hoặc yếu ở bàn tay để có điều trị thích hợp và  tránh biến chứng.

Theo Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Đặng Thị Bé Thu - Chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

▶ Đặt lịch khám với Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Đặng Thị Bé Thu TẠI ĐÂY
▶ Thông tin Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú  
Đặng Thị Bé Thu  : XEM TẠI ĐÂY

*Có thể bạn quan tâm:

▶ Chia sẻ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT về bệnh loãng xương của Bác sĩ Chuyên khoa

▶ Phẫu thuật Móng chọc thịt - Móng cuộn - Móng quặp và Chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa

▶ Phẫu thuật "U phần mềm dưới 5cm" - CẦN LƯU Ý !!!