Phác đồ điều trị bệnh "TĂNG HUYẾT ÁP" tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn
09-06-2021
Tổ chức Y tế Thế giới và Hội THA (Tăng huyết áp) Quốc tế đã thống nhất quy định gọi là THA khi huyết áp tâm thu >= 140 và/hoặc huyết áp tâm trương >=90 mmHg. Chẩn đoán bằng cách đo huyết áp đúng theo quy trình có: huyết áp tối đa >= 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >= 90 mmHg hoặc đang được uống thuốc điều trị hạ huyết áp.
Để giúp quý vị hiểu rõ hơn, cùng BS. CKI. Nguyễn Hùng - Khoa Tim Mạch tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn đi vào "tìm hiểu" nhé !
Bác sĩ CKI. Nguyễn Hùng - Khoa Tim Mạch tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.
1.Tiêu chuẩn chẩn đoán "Tăng huyết áp":
Dựa vào trị số HA ≥ 140 /90 mmHg.
2. Phân độ "Tăng huyết áp" theo Hội "Tăng huyết áp" Việt Nam - ESC 2018
Phân độ "Tăng huyết áp" (THA)
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Huyết áp tối ưu
<120
<80
HA bình thường
HA bình thường cao
THA độ 1
THA độ 2
THA độ 3
<120-129 và /hoặc
130-139 và /hoặc
140-159 và/hoặc
160-179
≥180 và/hoặc
80-84
85-89
90-99
100-109
≥110
THA tâm thu đơn độc
≥140 và
<90
3. Phân tầng nguy cơ tim mạch:
a. Các yếu tố nguy cơ tim mạch:
Giới tính.
Di truyền.
Tuổi cao.
Béo phì và thừa cân.
Nghiện thuốc lá.
Thiếu vận động thế chất.
Rối loạn Lipid máu.
Đái tháo đường.
Tiền căn gia đình: mắc bệnh tim mạch sớm (nữ <65 tuổi và nam <55 tuổi).
b. Phân tầng nguy cơ tim mạch:
Bệnh cảnh
Huyết áp
Bình thường
Tiền
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp
Độ 1
Tăng huyết áp
Độ 2
Tăng huyết áp
Độ 3
Huyết áp tâm thu 120 mmHg
và
Huyết áp tâm trương 80-84 mmHg
Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg
và/hoặc
Huyết áp tâm trương 85-89 mmHg
Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg
và/hoặc
Huyết áp tâm trương 90-99 mmHg
Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg
và/hoặc
Huyết áp tâm trương 100-109 mmHg
Huyết áp tâm thu ≥180 mmHg
và/hoặc
Huyết áp tâm trương ≥110 mmHg
Không có yếu tố nguy cơ tim mạch nào
Nguy cơ thấp
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ cao
Có từ 1-2 yếu tố nguy cơ tim mạch (YTNCTM)
Nguy cơ thấp
Nguy cơ thấp
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ rất cao
Có ≥3 YTNCTM hoặc hội chứng chuyển hóa hoặc tổn thương cơ quan đích hoặc đái tháo đường
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ cao
Nguy cơ cao
Nguy cơ cao
Nguy cơ rất cao
Đã có biến cố hoặc có bệnh tim mạch hoặc có bệnh thận mạn tính
Nguy cơ rất cao
Nguy cơ rất cao
Nguy cơ rất cao
Nguy cơ rất cao
Nguy cơ rất cao
4. Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán:
a. Xét nghiệm - Cận lâm sàng (CLS) lần đầu:
Tổng phân tích tế bào máu.
Creatinin.
Glucose.
AST - ALT - GGT.
Bilan lipid.
A.uric.
Ion đồ.
T3 - FT4 - TSH.
Tổng phân tích nước tiểu.
ECG.
Siêu âm tim.
Siêu âm bụng tổng quát.
XQ ngực thẳng.
b. Xét nghiệm máy theo dõi điều trị:
3 tháng:
Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu, Creatinin, Bilan lipid, AST, ALT, Ion đồ (nếu cần).
6 tháng:
Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu, Creatinin, Glucose, Bilan lipid, AST, ALT, GGT, Ion đồ, TSH, FT4.
Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút/mỗi ngày.
Tăng huyết áp độ 1:
Có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; ức chế thụ thể angiotensin, chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên:
Nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn beta giao cảm).
Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày…).
- Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.
"Tăng huyết áp" không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan đích và gây các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận… thậm chí dẫn đến tử vong.
7. Phòng bệnh:
Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: là những biện pháp để phòng ngừa "Tăng huyết áp" ở người trưởng thành, phối hợp với việc giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh tăng huyết áp cũng như các biến chứng của "Tăng huyết áp" và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
*** Tài liệu tham khảo *** • Hội tim mạch Việt Nam (2018).
•Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nguồn: Bác sĩ CKI. Nguyễn Hùng - Khoa Tim Mạch tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.
BẰNG CẤP & CHỨNG CHỈ:
1999 : Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM.
Tốt nghiệp chuyên khoa Nội Tim Mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tốt nghiệp CKI tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Chứng chỉ Điện Tâm Đồ tại Đại học Y Dược TP.HCM.
Chứng chỉ Siêu Âm Tim tại Viện tim TP.HCM.
KINH NGHIỆM:
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý nội tim mạch.