Tăng huyết áp là bệnh có tính chất thời sự hiện nay, với xu hướng đang tăng dần hàng năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áo là yếu tố nguy cơ tử vong hàng đầu trên Thế giới.
Dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ CKI. Nguyễn Hùng - Chuyên khoa Tim Mạch tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn, để quý vị hiểu rõ hơn về bệnh lý này !
Bác sĩ CKI. Nguyễn Hùng - Chuyên khoa Tim Mạch tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Năm 2015, chiếm gần 10 triệu ca tử vong và hơn 200 triệu ca di chứng khuyết tật. Quan trọng hơn, mặc dù đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong 30 năm qua, tỷ lê sống được điều chỉnh do tăng huyết áp đã tăng 40% kể từ 1990. Tuy nhiên trị số huyết áp cao chiếm phần lớn tỷ lệ tử vong và gánh nặng khuyết tật (70%), và số ca tử vong liên quan đến tăng huyết áp lớn nhất mỗi năm là do bệnh tim thiếu máu cục bộ (4,9 triệu), đột quỵ xuất huyết (2,0 triệu) và đột quỵ do thiéu máu cục bộ (1,5 triệu).
Tỷ lệ tăng huyết áp ước tính tổng số người trưởng thành bị tăng huyết áp năm 2000 là 26,4% dân số toàn thế giới ước tính 972 triệu (957 - 987 triệu); 333 triệu (329 - 336 triệu) ở nước kinh tế phát triển và 639 (625 - 654 triệu) ở các nước đang phát triển. Số người trưởng thành bị tăng huyết áp dự đoán sẽ tăng lên 29% vào năm 2025 ước tính tổng số 1,56 tỷ (1,54 - 1,58 tỷ) người.
Trên toàn thế giới, tăng huyết áp là yéu tố nguy cơ chính có thể thay đổi đối với tất cả các bệnh tim mạch, bao gồm bệnh động mạch vành, đột quỵ, suy tim, bệnh động mạch ngoại biên và suy thận.
Tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng năm 1960 chiếm 1,6% dân số, năm 1992 tăng lên 11,7% dân số, 2002 chiếm 16,3% dân số, 2008 25,1% dân số.
"Tăng huyết áp" - vấn đề "NÓNG" ở cộng đồng.
1. Tăng huyết áp là gì ?
Định nghĩa: Tổ chức Y tế Thế giới và Hội THA (Tăng huyết áp) Quốc tế đã thống nhất quy định gọi là THA khi huyết áp tâm thu >= 140 và/hoặc huyết áp tâm trương>=90mmHg.
Chẩn đoán bằng cách đo huyết áp đúng theo quy trình có: huyết áp tối đa >= 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >= 90 mmHg hoặc đang được uống thuốc điều trị hạ huyết áp.
2. Ai có thể bị tăng huyết áp ?
Người cao tuổi.
Người bị Tại biến mạch mãu não.
Người bị bệnh tim.
Phụ nữ có thai.
Người trẻ tuổi...
Tiền căn gia đình có người thân bệnh tăng huyết áp.
Bất cứ ai cũng có thể bị tăng huyết áp.
**Vì thế để phát hiện bệnh Tăng huyết áp: mọi người nên đo huyết áp tại nhà, tại cơ sở y tế: Bệnh viện, Phòng khám...
3. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh tăng huyết áp
Đau đầu vùng gáy, thái dương 2 bên.
Chóng mặt - Say xẫm.
Giảm thị lực.
Cảm giác nóng bừng mặt.
Hồi hộp, đánh trống ngực.
Hoặc không thấy triệu chứng gì.
Tình cờ phát hiện nhờ đo huyết áp, hay khám sức khỏe định kỳ.
4. Bệnh huyết áp có nguy hiểm không ?
Được mệnh danh là kẻ "sát thủ thầm lặng" nên biến chứng của bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm:
Tai biến mạch máu não.
Nhồi máu cơ tim.
Suy tim.
Suy thận.
Rối loạn nhịp tim.
Đột quỵ, liệt nửa người,...
5. Những yếu tố nguy co thường gặp trong bệnh tăng huyết áp:
Tuổi cao.
Yếu tố di truyền.
Hút thuốc lá.
Thói quen uống rượu bia nhiều.
Lối sống ít vận động: ngồi nhiều, ít hoạt động thể lực.
Những người hay lo lắng, stress, làm việc căng thẳng, thức khuya.
Đái tháo đường.
Béo phì, thừa cân.
6. Việc điều trị tăng huyết áo như thế nào ?
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, không lây, cần phải có chế dộ ăn uống hợp lý, thể dục đều đặn và tất quan trọng là người bệnh cần được theo dõi, điều trị tái khám định kỳ tại chuyên khoa tim mạch.
Tại Khoa nội tim mạchPhòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, bệnh nhân sẽ được tư vấn, điều trị cụ thể cho từng người bệnh với mong muốn đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh tăng huyết áp, góp phần phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nguồn: Bác sĩ CKI. Nguyễn Hùng - Khoa Tim Mạch tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.