Chi nhánh Công ty Cổ Phần Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn – Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Địa chỉ: 4A Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.

ĐT: (028) 3811 9783 - E: contactus.tanbinh@hoanmy.com

Viêm da cơ địa - Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị | Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Viêm da cơ địa - Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị

27-04-2022

Hiện tại, thời tiết nước ta đang trong thời kỳ giao mùa từ nắng nóng sang mưa ẩm. Đây là yếu tố thuận lợi cho các bệnh dị ứng phát triển, trong đó có viêm da cơ địa dị ứng

viêm da cơ địa dị ứng

1. Tổng quan Viêm da cơ địa dị ứng

Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ em(20%) và giảm ở người trưởng thành(7-14%).

Ở Việt Nam, theo ước tính của Bệnh viện Da liễu TP.HCM vào năm 2014, tần số mắc viêm da cơ địa chiếm tới 34% tổng số bệnh nhân. Tần suất này đã tăng 2-3 lần trong ba thập kỷ qua và có thể tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Bệnh ảnh hưởng đáng kể về chất lượng cuộc sống. ( ảnh hưởng tâm lý, vòng xoắn ngứa-gãi làm bệnh nặng thêm, mất ngủ, chi phí điều trị lâu dài).

Trẻ em bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa ở trẻ em

2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa dị ứng

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa là kết quả của sự tương tác nhiều yếu tố, bao gồm:

- Môi trường đóng vai trò khởi phát, có thể kể đến như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, bụi nhà, thức ăn, vi khuẩn, siêu vi…

- Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da làm cho da dễ bị tấn công bởi các tác nhân dị ứng hoặc không dị ứng.

3. Các triệu chứng thường gặp ở người Viêm da cơ địa

- Trường hợp nhẹ: Có các vùn da khô, ngứa nhưng không thường xuyên (có hoặc không có các nốt mẩn đỏ nhỏ), ít ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, giấc ngủ và tâm lý xã hội.

- Trường hợp trung bình: Có các vùng da khô, ngứa thường xuyên, mẩn đỏ (có hoặc không có các mụn nước tiết dịch kèm dày da cục bộ), gây ra tác động vừa phải đến các hoạt động hàng ngày và tâm lý xã hội, giấc ngủ thường xuyên bị xáo trộn.

- Trường hợp nặng: Có các vùng da khô trên diện rộng, ngứa không ngừng, mẩn đỏ (có hoặc không có dày da trên diện rộng, chảy máu, rỉ nước, nứt nẻ và thay đổi màu sắc), ảnh hưởng nghiêm trọng các hoạt động hàng ngày và tâm lý xã hội, mất ngủ hàng đêm.

4. Những người cần đi khám viêm da cơ địa dị ứng

Những người có các triệu chứng về da liễu mới hoặc lâu dài như:

Có các mụn nước tập trung thành từng đám, các mẩn đỏ nổi cao hơn mặt da hoặc những mảng da dày lichen hóa, nứt, có vảy da, tập trung thành từng đám, mảng hoặc rải rác.

Có thương tổn hay gặp ở má, cằm, trán, các nếp gấp khủy tay, khoeo chân và có thể rải rác khắp cơ thể.

Tại vị trí tổn thương có ngứa da, ngứa dữ dội không rõ nguyên nhân tại vị trí ngứa có thể có nhiễm khuẩn.

Người bệnh có nguy cơ như cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm,...

5. Gói khám và tư vấn điều trị Viêm da cơ địa tại Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

  • Khám chuyên khoa da liễu

  • Các xét nghiệm
    • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi( bằng máy đếm laser)
    • Định lượng IgE (Immunoglobuline E)
    • Xét nghiệm Rida Allery Screen (60 dị nguyên)
    • Vi nấm soi tươi(Phân, dịch, da, lông…)

 

STT

Panel dị ứng miễn dịch 60 dị nguyên (60 types allergy antigen)

1

Total IgE (IgE Đặc hiệu)

2

Bụi nhà (House dust)

3

Mạt nhà (D.pteronyssinus)

4

Mạt nhà (D.farinae)

5

Lông và biểu mô Mèo (Cat epithelium & dander)

6

Lông chó (Dog dander)

7

Lòng trắng trứng (Egg white)

8

Sữa bò (Milk)

9

Gián (Cockroach)

10

Đậu phộng (Peanut)

11

Đậu nành (Soybean)

12

Lúa mì (Wheat)

13

Gỗ trăn (Alder)

14

Gỗ phong vàng (Birch)

15

Gỗ sồi (Oak)

16

Cỏ phấn hương (Common ragweed)

17

Hoa hublông Nhật Bản (Japanese hop)

18

Cây ngải cứu (Mugwort)

19

Nấm Alternaria alternata

20

Nấm Cladosporium herbarum

21

Nấm Aspergillus fumigatus

22

Cua (Crab)

23

Tôm (Shrimp)

24

Cá thu (Mackerel)

25

Lúa mạch đen (Cultivated rye)

26

Dị nguyên phản ứng chéo (CCD/ Cross-reactive Carbohydrate Determinants)

27

Đào (Peach)

28

Táo (Apple)

29

Vừng (Sesame)

30

Cá tuyết đen/ cá mè (Codfish)

31

Cá ngừ/ cá hồi (Tuna/ Salmon)

32

Cá chim/ Cá cơm (Plaice/ Anchovy/ Alaska Pollock)

33

Tôm hùm/ mực Thái Bình Dương (Lobster/ Pacific squid)

34

Lươn (Eel)

35

Vẹm xanh/ Nghêu/ Sò/ Hàu (Blue mussel / Clam / Scallop/ Oyster)

36

Nhộng tằm (Silkworm pupa)

37

Thịt lợn/ heo (Pork)

38

Thịt bò (Beef)

39

Thịt gà (Chicken)

40

Thịt cừu (Lamb meat)

41

Phomat, Phomat Cheddar (Cheese, Cheddar type)

42

Lúa mạch (Barley)

43

Gạo (Rice)

44

Kiều mạch (Buckwheat)

45

Nấm men bánh mì (Yeast, baker's)

46

Ngô/ bắp (Corn)

47

Cà rốt (Carrot)

48

Khoai tây (Potato)

49

Tỏi/ Hành tây (Garlic/ Onion)

50

Cần tây (Celery)

51

Dưa chuột (Cucumber)

52

Cà chua (Tomato)

53

Cam/ chanh (Citrus mix)

54

Dâu tây (Strawberry)

55

Kiwi/ xoài/ chuối (Kiwi/ Mango/ Banana)

56

Quả dẻ thơm (Sweet chestnut)

57

Quả óc chó (Walnut)

58

Hạt phỉ (Hazelnut)

59

Hạt hạnh nhân/ thông/ hướng dương (Almond/ Pine nut/ Sunflower)

60

Ca cao (Cacao)


Theo Bác sĩ CKI. Hoàng Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Da Liễu tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

 
Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ theo số tổng đài để được hỗ trợ. 
Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  028 3811 9783
 

Có thể bạn quan tâm:

▶ Tình trạng nổi mày đay hậu Covid-19

▶ Các vấn đề về da lông tóc móng ở bệnh nhân sau Covid-19 

 

Fanpage: Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn